Tìm hiểu sàn phẳng là gì? Quy trình thi công sàn phẳng UTC
Sàn phẳng hiện đang là giải pháp thi công xây dựng nhà ở, nhà kinh doanh,… được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy khi xây dựng sàn phẳng sẽ có ưu điểm thế nào, hiện có các công nghệ sàn phẳng gì? Hãy cùng Sàn Phẳng UTC tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.
Sàn phẳng là gì?
Sàn phẳng hay còn gọi là Sàn không dầm hiểu theo nghĩa đơn giản nghĩa là sàn bê tông cốt thép phẳng dưới không có dầm lộ xuống. Theo tài liệu xây dựng thì sàn phẳng được định nghĩa là sàn bê tông chịu lực 2 phương toàn khối, tải trọng từ trên sàn truyền trực tiếp qua sàn xuống cột mà không thông qua dầm chính như các sàn dầm truyền thống.
Thực tế phổ biến là sử dụng sàn phẳng khi xây dựng các công trình có mặt tiền rộng bỏ cột giữa, công trình bị hạn chế chiều cao, bố cục cột không đồng đều, , v.v., phổ biến trong nhà phố biệt thự vượt cột 8m-12m hay trong các không gian công cộng như nhà hát, khách sạn văn phòng, nhà để xe, v.v.
Sàn phẳng mang lại rất nhiều tính linh hoạt cho không gian kiến trúc và có thể được sử dụng ở tất cả các công trình kiến trúc phóng khoáng có khả năng thay đổi bố cục nội thất trong tương lai.
Hiện nay sàn phẳng (sàn nấm) có 4 loại chính:
- Sàn nấm phẳng
- Sàn nấm có mũ cột
- Sàn nấm có bản đầu cột
- Sàn nấm có cả mũ cột và bản đầu cột
Những điều cần biết về sàn phẳng sàn hộp rỗng
Sàn phẳng sàn hộp rỗng là loại sàn được sản xuất dựa trên phương pháp tạo rỗng bằng các hộp nhựa có hình dạng như hình chóp cụt. Loại sàn này được tạo ra bởi hãng Daliform của Ý và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Các hộp nhựa rỗng được xếp song song với nhau và cấu thành hệ dầm chữ I.
Cấu tạo của sàn phẳng bao gồm có một lớp thép dưới, ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Tùy thuộc vào đặc điểm của các công trình khác nhau mà thép gia cường sẽ được lắp đặt khác nhau.
Hộp nhựa rỗng được làm từ chất liệu nhựa polypropylene tái sinh và tạo ra các loại sàn khác nhau như: sàn rỗng, sàn phẳng hay vượt nhịp lớn. Việc sử dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng trong xây dựng nhà cửa vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm vật liệu cho công trình. Có 2 dạng hộp phổ biến biến hiện nay là hộp đơn và hộp đôi. Giữa các hộp được liên kết bởi các thanh nối tạo thành 2 phương vuông góc với nhau.
Ứng dụng của sàn phẳng sàn hộp rỗng được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp và chịu được trọng tải lớn. Các đơn vị sản xuất có thể tùy chỉnh các thông số kỹ thuật khi cần thiết và trong mọi trường hợp sao cho phù hợp với các yêu cầu của công trình.
>> Xem thêm thông tin: Sàn không dầm dày bao nhiêu? So sánh độ dày và khả năng chịu lực với sàn có dầm.
Sàn phẳng có cấu tạo thế nào?
Nhìn chung hầu hết các loại sàn phẳng không dầm đều có Kết cấu khá đơn giản, không có nhiều sự khác biệt so với sàn truyền thống thông trường.
Bố trí thép bao gồm:
- Thép phân bố đều và thép gia cường dưới
- Hộp rỗng, bóng,… bằng xốp và nhựa
- Thép phân bố đều trên và thép nấm mũ cột
- Các móc thép: thép C và thép chống cắt
Sử dụng sàn phẳng giúp giảm đi lượng bê tông không cần thiết nằm trong sàn khi thi công. Giúp giảm tải trọng sàn xuống móng, tiết kiệm chi phí vật liệu nhân công và tối ưu công năng sử dụng của công trình.
Việc bố trí thép của sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, toàn chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.
Tại sao sàn phẳng sàn hộp rỗng lại được lựa chọn nhiều trong xây dựng hiện nay?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng cũng đang tiến tới những giải pháp xây dựng hoàn toàn mới, sao cho vừa đảm chất lượng công trình, giảm bớt chi phí thi công, mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa phải đặc biệt thân thiện với môi trường. Do đó, sàn phẳng sàn hộp rỗng ra đời chính là giải pháp tối ưu, khắc phục tất cả những nhược điểm về kỹ thuật, vật liệu xây dựng và độ bền của công trình so với nhiều loại sàn khác.
Sàn phẳng sàn hộp rỗng đã được thí nghiệm tại phòng CSI và chứng minh được với lớp bê tông bảo vệ là 3.5cm thì kết cấu sử dụng của sàn phẳng sàn hộp rỗng đạt tiêu chuẩn chịu được lửa REI 180.
Bên cạnh đó, các biện pháp thi công sàn phẳng sàn hộp rỗng rất đơn giản, nhanh gọn và nhanh chóng nên tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Công nghệ sàn phẳng có ưu điểm thế nào?
Thức tế hiện nay các công trình thi công xây dựng bằng công nghệ sàn phẳng sẽ mang tới các ưu điểm như:
- Linh hoạt trong bố trí phòng. Do sàn phẳng có sàn dày lại chịu lực đều trên toàn bộ bề mặt sàn nên hỗ trợ rất tốt cho việc bố trí không gian kiến trúc: Tường gạch xây bất kỳ vị trí nào trên sàn, cột có thể đặt các vị trí lệch không cần thẳng hàng, và tận dụng luôn trần bê tông làm trần của mặt trần nhà trang trí không cần trần thạch cao.
- Chiều cao thông thủy tầng. Do chiều dày sàn mỏng hơn chiều cao dầm truyền thống của hệ kết cấu sàn dầm nên chúng ta có được một không gian chiều cao tầng tính từ mặt trên sàn dưới lên mặt dưới sàn trên vô cùng thông thoáng, thông thường sàn phẳng có chiều cao mỏng hơn dầm từ 30-40cm. Lợi dụng điều này chúng ta có thể giảm chiều cao tầng xuống và tăng số tầng lên đối với các công trình có chiều cao tòa nhà bị hạn chế.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Do giảm thép, giám ván khuôn bê tông nên thời gian thi công công trình được rút ngắn từ 30-40% so với sàn dầm truyền thống. Với các nhà phố biệt thự truyền thống thi công thông thường từ 12-15 ngày 1 tầng thì với sàn phẳng có thể rút ngắn thời gian đó xuống 7-8 ngày 1 tầng. Việc đẩy nhanh thời gian còn giúp công trình nhanh đưa vào sử dụng xoay vòng vốn nhanh.
- Giảm chi phí. Sàn phẳng nếu áp dụng công nghệ sàn hộp rỗng như trên thì giảm được 30% thép 50% ván khuôn trung bình giảm từ 10-15% chi phí phần sàn so với sàn dầm cổ điển
- Cách âm cách nhiệt. Sàn phẳng thông thường chiều dày sàn lớn hơn so với sàn của phương pháp cổ điển . Ví dụ với khẩu độ 8m chiều dày sàn hộp là 27cm thì sàn dầm 10cm sẽ cho độ cách âm tốt hơn nhiều ngoài ra tận dụng các lỗ rỗng giữa sàn để tăng hệ số cách âm lên gấp 5-10 lần.
- Dễ dàng lắp đặt hệ thống điều hòa và cơ điện PCCC. Trong các tòa nhà có sàn phẳng, không có dầm. Vì vậy, không cần phải uốn cáp hoặc cắt xuyên dầm để thực hiện thi công các dịch vụ cơ điện. Sàn phẳng giúp việc lắp đặt những thứ như ống điều hòa, ống chữa cháy, ống điện, v.v. trở nên dễ dàng hơn.
Quy trình thi công sàn phẳng UTC
Các bước thi công sàn phẳng UTC theo quy trình sau đây:
- Bước 1: Lắp côp pha sàn phẳng. Ở bước này chú ý dùng ván phim để sàn có độ phẳng sau khi tháo ra, khu vực giữa sàn kích lên 1-2cm để sàn sau khi tháo ra có bề mặt phẳng. Giáo nên sử dụng giáo nêm hoặc giáo A để đảm bảo chịu lực tốt. Các chân giáo sử dụng bát kích hoặc kê lên các tấm ván hoặc xà gồ để tránh tải trọng tập trung lên nền bê tông hoặc nền đất
- Bước 2: Lắp dựng thép dầm biên và thép lớp dưới sàn phẳng. Ở bước này cần chú ý lớp thép gia cường nên đi cùng thép lớp 1 để đảm bảo chiều cao làm việc của thép lớn nhất
- Bước 3: Lắp dựng hộp và thanh nối. Bố trí sao cho các hàng hộp đi thẳng hàng sai số chỉ +-1cm
- Bước 4: Lắp dựng thép lớp trên và thép nấm mũ cột, thép C, thép chọc thủng.
- Bước 5: Đổ bê tông lớp 1. Mục đích là để đầm kỹ bê tông dưới mặt hộp và giảm áp lực đẩy nổi hộp
- Bước 6: Đổ bê tông lớp 2. Nên xả trên mặt hộp để giảm áp lực đẩy nổi
Vậy sàn phẳng là gì? Tại sao sàn phẳng lại được sử dụng phổ biến hiện nay? Quy trình thi công sàn phẳng như thế nào. Tất cả đều được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong cuộc sống.
- Industry
- Art
- Causes
- Crafts
- Dance
- Drinks
- Film
- Fitness
- Food
- Games
- Gardening
- Health
- Home
- Literature
- Music
- Networking
- Other
- Party
- Religion
- Shopping
- Sports
- Theater
- Wellness
- News